Top 12 làng nghề truyền thống ở Bình Định nổi tiếng lâu đời

Bình Định là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách hiện nay. Đến với vùng đất võ, bạn không chỉ được đắm chìm vào những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn được ghé thăm và trải nghiệm các làng nghề truyền thống. Nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng BinhDinhtoplist tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở Bình Định nổi tiếng lâu đời.

Làng nghề bún Song Thằn An Thái

Làng nghề bún Song Thằn An Thái là một ngôi làng giàu truyền thống ở Bình Định. Chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 phút di chuyển, du khách có thể lựa chọn đến làng nghề bún Song Thằn bằng nhiều phương tiện khác nhau. Bún Song Thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon. Đặc biệt, bún còn có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh.

Lang-nghe-bun-song-than-an-thai-binhdinhtoplist
Làng nghề bún Song Thằn An Thái

Ở làng nghề bún Song Thằn An Thái, mọi công đoạn đều được làm thủ công. Quy trình làm bún Song Thằn được thực hiện khá tỉ mỉ. Đậu xanh sẽ được xây và chắt lọc nước nhiều lần. Từ đó tạo thành bột đậu xanh tinh chất màu trắng tinh sau đó mới đem đi làm bún. Bún khô sẽ được đóng gói để bảo quản và dự trữ. Thưởng thức bún Song Thằn tại chính quê hương của loại bún này chắc chắn sẽ là trải nghiệm rất đặc biệt mà bạn không nên bỏ qua.

Địa chỉ: Thôn An Thái, Xã Nhơn Phúc, Thị Xã An Nhơn, Bình Định

Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm

Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền. Ngoài ra, những mạch nước ngầm chảy ra từ các ngọn núi xung quanh cũng là yếu tố đã làm nên danh tiếng, mùi vị của rượu Bàu Đá.

Lang-nghe-ruou-bau-da-cu-lam-binhdinhtoplist
Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm

Độ nổi tiếng của Rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu thủ công. Để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu. Mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 – 3 lít rượu. Đồ nghề nấu rượu cũng được chuẩn bị công phu. Chum đất hứng rượu phải được bịt kín để tránh rượu bay hơi. Hiện nay, Rượu Bàu Đá đang được nhiều người dùng trong, ngoài tỉnh và cả những du khách quốc tế yêu thích.

Địa chỉ: Xóm Bàu Đá, Thôn Cù Lâm, Xã Nhơn Lộc, Huyện An Nhơn, Bình Định

Làng bánh tráng Trường Cửu

Làng bánh tráng Trường Cửu là địa điểm nổi tiếng tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Trường Cửu là nơi sản xuất bánh tráng nhiều nhất nên được mệnh danh là làng bánh tráng Trường Cửu. Bánh tráng Trường Cửu không trắng, mỏng như những loại thường thấy ở chợ. Độ dày và màu sắc của bánh còn tùy thuộc vào loại mè người ta bỏ vào.

Lang-banh-trang-truong-cuu-binhdinhtoplist
Làng bánh tráng Trường Cửu

Làng bánh tráng Trường Cửu được hình thành từ hàng trăm năm trước. Để làm nên những chiếc bánh tráng ngon thì khâu chọn gạo rất quan trọng. Khi đổ bột lên khuôn, phải lắc thật đều tay để bánh tròn, đẹp, không chỗ dày chỗ mỏng. Làng bánh tráng Trường Cửu đang ngày càng được mở rộng vì có đầu ra ổn định.

Địa chỉ: Thôn Trường Cửu, Xã Nhơn Lộc , Thị Xã An Nhơn, Bình Định

Làng nón ngựa Phú Gia

Làng nón ngựa Phú Gia là làng nghề truyền thống ở Bình Định có hơn 400 năm tuổi. Chiếc nón lá ở đây luôn được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công. Nón ngựa Phú Gia có kết cấu vô cùng đặc biệt. Nón được kết thành từ 10 lớp nên rất chắc chắn.

Lang-non-ngua-phu-gia-binhdinhtoplist
Làng nón ngựa Phú Gia

Nguyên liệu để làm nón ngựa Phú Gia là lá kè mọc tự nhiên trong rừng núi Bình Định, ống giang, rễ dứa. Lá kè làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng. Rễ dứa phải là loại rễ đã nằm trong lòng đất 2 – 3 năm, có độ bền chắc, đàn hồi tốt. Để làm ra được chiếc nón ngựa Phú Gia phải trải qua 10 công đoạn. Hoa văn trên nón ngựa cũng là những hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Địa chỉ: Thôn Phú Gia, Xã Cát Tường, Huyện Phù Cát, Bình Định

Làng gốm Vân Sơn

Làng gốm Vân Sơn là làng nghề truyền thống lâu đời ở Bình Định. Nghề gốm Vân Sơn thừa hưởng truyền thống sản xuất gốm của người Chăm. Gốm Vân Sơn trải bao thăng trầm vẫn mang vẻ đẹp ấm trầm, tươi như màu gạch tháp. Làng gốm Vân Sơn cung cấp đa dạng các sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày như: Chum, chậu, ang, khạp, chậu kiểng các loại, vò, nồi,…

Lang-gom-van-son-binhdinhtoplist
Làng gốm Vân Sơn

Mỗi sản phẩm đều được tạo ra từ đôi bàn tay tỉ mỉ của những người nghệ nhân. Quy trình lựa chọn nguyên liệu cũng được thực hiện cẩn thận. Đất sét dùng làm gốm phải là loại đất có đủ độ mịn nhất định. Điểm đặc biệt của gốm Vân Sơn không trau chuốt, cầu kì mà chân chất, hồn hậu. Với giá trị thẩm mỹ và độ bền cao, gốm Vân Sơn đã và đang được nhiều khách hàng yêu thích.

Địa chỉ: Thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, Bình Định

Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu là làng nghề có truyền thống lâu đời. Các sản phẩm của làng nghề được yêu thích không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Bên cạnh được tiêu thụ ở trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, sản phẩm của làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Lang-tien-go-my-nghe-nhon-hau-binhdinhtoplist
Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Đến với làng tiện gỗ Nhơn Hậu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo. Các sản phẩm đều được làm từ đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm trong làng. Du khách đến thăm làng nghề luôn được người dân tiếp đón nồng nhiệt và chu đáo.

Địa chỉ: Thôn Nhạn Tháp, Xã Nhơn Hậu, Thị Xã An Nhơn, Bình Định

Làng rèn Tây Phương Danh

Làng rèn Tây Phương Danh đã có mặt ở Bình Định hơn 300 năm. Trong làng hiện có đến hơn 300 hộ dân đang làm nghề rèn. Không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng sản phẩm của làng rèn cũng ngày được nâng cao và đa dạng về chủng loại. Làng tập trung vào sản xuất các nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Lang-ren-tay-phuong-danh-binhdinhtoplist
Làng rèn Tây Phương Danh

Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, người thợ rèn ở Tây Phương Danh phải thực hiện nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe và tay nghề vững vàng cùng sự tâm huyết với nghề. Người dân Tây Phương Danh đã tổ chức Lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn.

Địa chỉ: Thôn Tây Phương Danh, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, Bình Định

Làng dệt thổ cẩm Hà Ri

Làng dệt thổ cẩm Hà Ri cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80 km. Đây là làng nghề truyền thống của người BaNa ở Bình Định. Nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời và gắn bó và gắn bó với đời sống của người dân BaNa ở đây. Từng công đoạn dệt thổ cẩm luôn được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.

Lang-det-tho-cam-ha-ri-binhdinhtoplist
Làng dệt thổ cẩm Hà Ri

Vào tháng 3, tháng 4 bà con Ba Na sẽ tiến hành trồng bông trên rẫy. Sau khi thu hoạch, quả bông sẽ được đem phơi khô rồi kéo ra và quay thành sợi. Vải thổ cẩm Hà Ri dùng nhiều họa tiết hoa văn hình học với các đường thẳng, đường cong, hình tam giác. Ngoài các sản phẩm phục vụ cho gia đình, các cô gái BaNa ở Hà Ri còn dệt ra các sản phẩm thủ công như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, khăn trải bàn,…

Địa chỉ: Xã Vĩnh Hiệp, Huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định

Làng nghề sản xuất tôm tre

Làng nghề sản xuất tôm tre là điểm đến tiếp theo mà bạn nên ghé thăm. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng trong văn hóa làng xã ở Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế biến từ tre rất được yêu thích. Đến với làng nghề sản xuất tôm tre ở Bình Định, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công mỹ nghệ hết sức tinh xảo và đẹp mắt.

Lang-nghe-san-xuat-tom-tre-binhdinhtoplist
Làng nghề sản xuất tôm tre

Để tạo ra thành phẩm những chú tôm tre chất lượng đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn. Các công đoạn đều phải được thực hiện tỉ mỉ bởi những nghệ nhân giàu kinh nghiệm. Tôm tre được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu.

Địa chỉ: Phường Bình Định, Thị xã An Nhơn, Bình Định

Làng nghề chế biến thảm xơ dừa Tam Quan

Xứ dừa Tam Quan là một địa danh nổi tiếng ở Bình Định. Rất nhiều sản phẩm từ dừa đã được hình thành. Trong đó, thảm xơ dừa là một trong những sản phẩm nổi bật được khách hàng yêu thích. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mẫu mã đẹp, phong phú. Bên cạnh đó, độ bền lâu của thảm xơ dừa cũng được khách hàng đánh giá cao.

Lang-nghe-che-bien-tham-xo-dua-tam-quan-binhdinhtoplist
Làng nghề chế biến thảm xơ dừa Tam Quan

Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì những công đoạn sản xuất thảm xơ dừa cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều công đoạn như kéo sợi, dệt sợi vẫn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Sản phẩm thảm xơ dừa Tam Quan đã có mặt khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Địa chỉ: Thị Trấn Tam Quan, Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định

Làng nghề đúc đồng Bằng Châu

Làng nghề đúc đồng Bằng Châu là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Để cho ra đời sản phẩm đồng hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều phải được tiến hành cẩn thận và tỉ mỉ. Làng nghề đúc đồng Bằng Châu đã tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ cho đời sống người dân.

Lang-nghe-duc-dong-bang-chau-binhdinhtoplist
Làng nghề đúc đồng Bằng Châu

Qua thời gian hình thành và phát triển lâu dài, những người nghệ nhân đã rút kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó tạo ra những sản phẩm tinh xảo và mang tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm tạo ra cũng đa dạng hơn như: Các loại đèn thờ, nồi, bung, mâm, hộp đựng trầu, khay, chiêng cồng,… Theo thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện phát triển.

Địa chỉ: Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, Bình Định

Làng dệt chiếu cói

Không thể thiếu trong danh sách này là làng dệt chiếu cói. Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, làng nghề làm chiếu cói đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống. Chiếu dệt ở đây có nhiều loại như: Chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.

Lang-det-chieu-coi-binhdinhtoplist
Làng dệt chiếu cói

Quy trình sản xuất chiếu cói luôn được thực hiện công phu từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến dệt chiếu. Sản phẩm chiếu cói nơi đây được nhiều người dân trong và ngoài nước ưa chuộng. Nghề dệt chiếu cói đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong làng nghề.

Địa chỉ: Phường Hoài Châu Bắc, Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định

Bài viết của BinhDinhtoplist đã giới thiệu cho bạn top 12 làng nghề truyền thống ở Bình Định. Mỗi làng nghề truyền thống đều mang lại những giá trị văn hóa khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *