Hát bội Bình Định – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia xứ Nẫu

Banner-backlink-danaseo

Hát bội Bình Định là một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo của người dân xứ Nẫu. Được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Tuy nhiên đối với nhiều người đây là một loại nghệ thuật lạ lẫm. Vậy thì cùng BinhDinhtoplist tìm hiểu về nguồn gốc của hát bội Bình Định và những đặc điểm nổi bật của loại hình nghệ thuật này nhé!

Tìm hiểu đôi nét về hát bội Bình Định

Trước tiên ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm cũng như nguồn gốc của Hát bội Bình Định nhé!

Hát bội là gì?

Hát bội Bình Định là lối hát với tám sân khấu đặt đối diện nhau, hình thành thành một cấu trúc tám mặt. Trong lúc biểu diễn, các nghệ sĩ hát chung một tuồng trên tám sân khấu này.

Sân khấu hướng về hướng Tây Bắc được dành riêng cho vua, hoàng thân và các quan đại thần. Các cửa sân khấu khác dành cho các tầng lớp cấp bậc, phẩm hàm khác nhau và cả cho nhân dân. Đặc biệt từ “bội” trong hát bội có nghĩa là gấp đôi, nhân đôi. Thể hiện sân khấu được sắp xếp theo kiểu tám tấm gương phản chiếu cuộc sống thực tế.

Tim-hieu-doi-net-ve-hat-boi-binh-dinh

Nguồn gốc hát bội ở Bình Định

Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 – 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành “cái nôi” khi nhắc đến nghệ thuật hát bội.

Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ – người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay.

Đến cuối thế kỷ XVIII, hậu tổ Đào Tấn đã kế thừa các tinh hoa của nghệ thuật hát bội từ đó lập ra Học bộ đình – nơi dạy và trình diễn hát bội tại làng Vinh Thạnh. Đồng thời là chủ biên trê 40 vở Hát Bội nổi tiếng. Ngày nay, hát bội Bình Định được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014.

Ý nghĩa của loại hình hát bội Bình Định

Ca từ hát bội phản ánh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc,… Điểm chung của các tuồng hát bội để răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội. Để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn,

Đặc điểm của loại hình hát bội Bình Định

Hát và múa võ

Đặc điểm tiêu biểu của nghệ thuật hát bội Bình Định là sự kết hợp độc đáo giữa hát và múa võ. Trong nghệ thuật này, hát tốt và múa đẹp là hai yếu tố không thể thiếu để trở thành một nghệ sĩ hát bội thực thụ. Người hát sẽ sử dụng lối hát nhấn nhá mang đậm âm hưởng của địa phương. Song song với đó là kết hợp hài hòa với các điệu múa võ cổ truyền Bình Định. Ngoài ra, trên sân khấu sẽ có sự xuất hiện của các loại nhạc cụ dân tộc hay các loại binh khí của võ cổ truyền để giúp tiết mục biểu diễn được hấp dẫn hơn.

Dac-diem-cua-loai-hinh-hat-boi-binh-dinh

Trang phục và hóa trang

Ngoài ra, nghệ thuật hát bội còn gây ấn tượng với người xem ở nghệ thuật hóa trang, trang phục đặc sắc. Vì thường chúng rất cầu kỳ và được chuẩn bị kỹ lưỡng trước những vở diễn. Từ trang phục cho đến các trang điểm của các nhân vật tuồng đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên đang diễn vai nào.

Phần trang phục của các nhân vật gồm áo đào văn, áo giáp, áo thụng, đai lưng,… Phần trang điểm sẽ tùy thuộc vào từng vai diễn. Ví dụ lông mày ngắn thể hiện cho kẻ gian xảo, xu nịch; lông mày trắng được trang điểm cho người cao tuổi, thần tiên; da mặt màu đen thể hiện người bộc trực; da mặt màu xanh chỉ người mưu mô,…

Đạo cụ

Để làm nên một vở hát bội đặc sắc, không thể thiếu sự hỗ trợ của các loại binh khí như song kiếm, song phủ, độc phủ,… và những nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là trống. Do vậy, một nghệ sĩ hát bội đòi hỏi phải biết võ nghệ và sử dụng thuần thục các loại binh khí để mang võ thuật đời thường thành những hành vi giao tranh, chiến đấu đầy tính nghệ thuật trên sân khấu.

Địa điểm và người tổ chức

Từ khi xuất hiện, nghệ thuật hát bội đã len lỏi khắp mọi làng quê tại xứ Nẫu. Điển hình đó chính là qua các buổi hát lễ, hay còn gọi là hát thứ lễ. Được tổ chức bởi người có chức sắc trong vùng hoặc các đại hào, đại phú được thăng chức, làm được nhà lớn,… Nhằm tỏ lòng biết ơn.

Thường khi hát thứ lễ diễn ra, gia chủ sẽ phải chọn ngày giờ dựng rạp, làm lễ hát án. Mặt trước của sân khấu là đôi câu liễn đối. Rạp hát được dựng ở nơi ruộng vườn hoặc trước đình chùa, miếu – nơi có mặt bằng rộng rãi cho người dân thưởng thức.

Các vở hát bội nổi tiếng của Bình Định

Nghệ thuật tuồng ở Bình Định đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của nhân dân vùng đất này. Nếu bạn muốn khám phá và thưởng thức loại hình sân khấu cổ điển này, hãy tham khảo các vở hát bội nổi tiếng của Bình Định như: Sáng mãi niềm tin, Quang Trung đại phá quân Thanh, Sao Khuê trời Việt, Bùi Thị Xuân, Đông Lộ Địch,…

Cac-vo-hat-boi-noi-tieng-cua-binh-dinh

Nghe hát bội Bình Định ở đâu?

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có Nhà hát Tuồng Đào Tấn vẫn đang hoạt động, lưu giữ, trình diễn những vở hát cổ truyền. Bên cạnh đó, còn có 12 đoàn hát không chuyên, liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ truyền thống này cho các thế hệ trẻ..

Ngoài ra, bạn có thể đến các hát án ở các làng chài trong lễ hội Vía Bà, lễ hội cầu ngư tại xã Nhơn Phong hoặc lễ hội Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước,…

Vừa rồi là những chia sẻ của BinhDinhtoplist về hát bội Bình Định. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Nếu có dịp đến Bình Định, đừng quên thưởng thức các màn hát bội mãn nhãn bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *